Toàn cây huyết dụ có màu đỏ tía, trong phong thủy, cây huyết dụ thường được coi là một loại cây mang lại sự may mắn, tượng trưng cho sự phát triển và tình yêu gia đình. Tham khảo bài viết để biết thêm ý nghĩa phong thủy cây huyết dụ là gì bạn nhé.
Contents
Ý nghĩa phong thủy cây huyết dụ
1. Tượng trưng cho sự phát triển và tăng cường năng lượng cho ngôi nhà
Cây thường được đặt ở các vị trí quan trọng trong nhà, như phòng khách hoặc sảnh, để tạo ra một không gian tích cực và kích thích năng lượng tích cực cho gia đình.
2. Tạo ra sự cân bằng và yên bình:
Cây có thể giúp làm dịu không gian và tạo ra cảm giác yên bình trong ngôi nhà.
3. Tượng trưng cho sự đoàn kết gia đình:
Là dạng cây thân thảo cỡ nhỏ, mọc theo dạng cụm nhiều nhánh cây liên kết lại với nhau, cây huyết dụ thường được coi như biểu tượng cho tình yêu gia đình và sự đoàn kết.
4. Mang lại may mắn và bình an:
Toàn cây huyết dụ có màu đỏ tía, màu đỏ là màu của sự may mắn, do vậy trồng cây trong nhà còn có thể mang lại sự may mắn và bình an cho gia đình.
5. Xua đuổi tà ma:
Theo quan điểm phong thủy và tâm linh, cây huyết dụ được cho là một loại cây có khả năng xua đuổi tà ma. Việc trồng cây không chỉ để tạo thêm sự xanh tươi và làm đẹp cho ngôi nhà mà còn để tạo ra một môi trường tích cực, thu hút năng lượng tích cực và ngăn chặn sự xâm nhập của năng lượng tiêu cực.
Tuy nhiên, giá trị phong thủy của cây có thể thay đổi tùy thuộc vào truyền thống và quan điểm cụ thể trong vùng và văn hóa khác nhau. Việc đặt cây huyết dụ trong ngôi nhà nên tuân theo cảm nhận và ý muốn của gia chủ.
Trồng cây huyết dụ còn có các lợi ích gì khác ?
- Y học cổ truyền sử dụng cây huyết dụ làm thuốc điều trị nhiều chứng bệnh nguy hiểm bao gồm: Bệnh trĩ, đi cầu ra máu, ho ra máu, bệnh trĩ, tiểu tiện ra máu. Trồng cây huyết dụ trong nhà còn đem đến cho gia chủ một vị thuốc, có thể sử dụng khi cần. Điều đặc biệt là sử dụng ngay cây tươi, theo dân gian các loại thảo dược tươi bao giờ cũng có dược tính cao hơn so với dược liệu phơi khô.
- Cây huyết dụ có rất ít lá rụng, có sức sống rất mãnh liệt, vì vậy việc chăm sóc, cắt tỉa và vệ sinh sẽ trở nên đơn giản, không tốn quá nhiều công chăm sóc, rất thích hợp với cuộc sống bận rộn thời hiện đại.
Có thể nói, cây huyết dụ không chỉ đem đến ý nghĩa phong thủy cho gia chủ, nó còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực đó là sử dụng làm dược liệu và mang đến môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên. Đây là một loại hoa cây cảnh rất đáng được trồng trong mỗi gia đình vì những lợi ích mà nó đem lại.
Bài thuốc điều trị chứa dược liệu huyết dụ
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ được thể hiện thông qua các bài thuốc sau đây:
- Bài thuốc chữa chảy máu cam, ho ra máu: Sử dụng 30g dược liệu huyết dụ tươi, 20g trắc bách diệp đã được sao cháy, 20g cọ nhọ nồi. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước lọc và dùng nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày;
- Bài thuốc chữa băng huyết, rong kinh: Sử dụng 20g lá huyết dụ tươi, 10g đài hoa mướp, 8g rễ cỏ gừng, 10g rễ cỏ tranh. Hỗn hợp dược liệu được thái nhỏ, sắc với 300ml nước đến khi còn khoảng 100ml thì dừng. Nước thuốc thu được đem chia làm 2 lần uống mỗi ngày;
- Bài thuốc chữa kiết lỵ: Sử dụng 20g lá huyết dụ tươi, 12g cỏ nhọ nồi, 20g rau má tươi. Hỗn hợp dược liệu đem rửa sạch, để ráo nước, giã nát và thêm một lượng vừa đủ nước vào. Lọc bỏ cặn, dùng nước thuốc uống 2 lần mỗi ngày;
- Bài thuốc chữa xuất huyết: Sử dụng 20g huyết dụ tươi, 20g trắc bách diệp đã được sao đen và 20g cọ nhọ nồi. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước thành 1 thang thuốc phù hợp, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày;
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ: Sử dụng 20g lá huyết dụ tươi đã được rửa sạch và để ráo nước. Đem sắc dược liệu với 200ml nước, cô đặc đến thể tích còn khoảng 100ml. Nước thuốc dùng uống trong ngày;
- Bài thuốc trị lao phổi, đái ra máu, mất kinh và thổ huyết: Sử dụng khoảng 60 – 100g lá huyết dụ tươi (hoặc 30 – 60g lá huyết dụ khô) đun sôi và lấy nước uống mỗi ngày. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc gồm 10g rễ cỏ tranh, 20g lá huyết dụ, 10g đài tồn tại của quả mướp và 8g rễ cỏ gừng. Hỗn hợp dược liệu đem thái nhỏ, sắc với 400ml nước đến khi còn khoảng 100ml thì dừng. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa bạch đới, khí hư: Dùng 30g lá huyết dụ tươi, 20g lá thuốc bỏng và 20g bạch đồng nữ đem sắc với nước, dùng uống mỗi ngày một thang;
- Bài thuốc chữa ho ra máu: Sử dụng 10g lá huyết dụ tươi, 8g rễ cây rẻ mạt, 4g trắc bách diệp sao đen, 4g lá thài lái tía. Hỗn hợp dược liệu được phơi khô trong bóng râm và sắc nước uống mỗi ngày, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày;
- Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu: Dùng 20g lá huyết dụ tươi, 10g mỗi loại dược liệu gồm lá lấu, rễ cây ráng, lá cây muỗi. Hỗn hợp dược liệu được rửa sạch và giã nát, thêm một ít nước sau đó lọc bỏ bã, lấy nước uống trong ngày.
Theo dõi các bài viết khác tại đây