3 Công dụng của hoa bướm, loài hoa từ châu Âu

Vài nét về hoa bướm (HB)

Hoa bướm là tên gọi chung của nhiều giống hoa có màu sắc sặc sỡ và cánh mỏng như cánh bướm, thuộc họ Vi ô lét. Những loại này thường được lai tạo từ hoa tím tam sắc Viola tricolor (nguồn gốc châu Âu)

công dụng của hoa bướm
3 Công dụng của hoa bướm, loài hoa từ châu Âu 3

Công dụng của hoa bướm

Như đã nói, cây hoa bướm chủ yếu là các phân loài khác nhau được lai tạo từ hoa tím tam sắc (mỗi bông hoa có năm cánh và có ba màu là lam, trắng và vàng). Công dụng của hoa bướm được dùng như thuốc :

  • Lợi tiểu, lọc máu.
  • Nhuận tràng.
  • Điều trị viêm đường hô hấp, ho, lao hạch ở trẻ nhỏ.

Cách dùng: Khi cây đang ra hoa, tiến hành thu hái toàn cây, xắt nhỏ rồi phơi dưới nắng nhẹ (vì trong hoa có tinh dầu). Khi dùng, lấy 4 – 12 g cây hoa bướm sắc lấy nước uống (2).

Một số bài thuốc thông dụng từ hoa bướm

Ngoài cách dùng trên, tùy từng trường hợp cụ thể mà có những cách dùng khác nhau để khai khác công dụng của hoa bướm (hoa tím tam sắc), chẳng hạn như:

1. Điều trị mụn, nấm da và vảy nến

Khi vò cây tươi, người ta phát hiện có mùi hương của methyl salicylat. Đây là hoạt chất tự nhiên có trong nhiều loại cỏ cây và có tác dụng giảm đau, chống viêm. Công dụng của hoa bướm được dùng trong các bệnh ngoài da như eczecma, nấm da, vảy nến, chốc đầu, bệnh ngứa da Prurit, mụn trứng cá…

Cách dùng rất đơn giản: lấy hoa tươi, vắt lấy nước rồi thoa lên da (lưu ý thử độ kích ứng da ở một vùng da nhỏ trước rồi mới thực hiện trên toàn bộ da .

2. Điều trị mụn, rộp da, phù thũng

Lấy 40 – 60 g cây bướm đã phơi khô, đem ngâm trong một lít nước (thời gian ngâm ít nhất là một tiếng). Sau đó, bắc thuốc lên bếp và vặn lửa từ từ cho nước sôi trong vòng 20 giây, sau đó tắt bếp và để hãm thuốc trong 10 phút nữa. Nước này nên chia ra uống trong ngày và uống trước bữa ăn 30 phút.

công dụng của hoa bướm
3 Công dụng của hoa bướm, loài hoa từ châu Âu 4

3. Điều trị thấp khớp

Dùng hoa bướm phơi khô và hãm lấy nước uống (liều lượng theo chỉ định của bác sĩ). Lưu ý, lượng nước cần uống trong mỗi ngày là 1 lít nước và cần uống cách xa bữa ăn. Mặt khác, người dùng nên chừa lại một ít nước thuốc này để thoa lên chỗ đau, như vậy bệnh sẽ mau khỏi hơn .

Một số nghiên cứu về công dụng của hoa bướm

  • Hoạt tính kháng khuẩn: Theo tạp chí Fitoterapia, nước sắc và chiết xuất ethanol từ cây HB đều có tác dụng kháng khuẩn ở một mức độ nhất định (3).
  • Hoạt tính chống ung thư: Theo tạp chí Peptides, một số hoạt chất cyclotide có trong cây HB cho thấy hoạt động chống lại năm dòng tế bào ung thư khác nhau là: ung thư thần kinh U251, ung thư vú MDA-MB-231, ung thư phổi A549, ung thư tiền liệt tuyến DU145 và ung thư biểu mô tế bào gan BEL-7402 (4).
  • Hoạt tính chống viêm: Kết quả thử nghiệm trên chuột (bị viêm cấp tính do nhựa thông) cho thấy chiết xuất cồn từ cây HB có tác dụng chống viêm hiệu quả (trên xương tủy và ở giai đoạn cấp tính) (6).
  • Hoạt tính chống oxy hóa: Theo tạp chí Free Radicals and Antioxidants, chiết xuất từ lá, hoa và rễ cây hoa bướm đều cho thấy hoạt động chống oxy hóa tốt nhờ vào hàm lượng rutin cao (7).