Tía tô: 5 Công dụng chữa bệnh của lá tía tô

la tia to

Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.

lá tía tô

Với giá trị dinh dưỡng cao, gìau vitamin A, A, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, tía tô không những dùng để chế biến các món ăn có tinh năng chữa bệnh cực kỳ tốt.

Dùng tía tô để chữa dạ dày

Là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Trong tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng của axit dạ dày. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá, nếu dùng ở dạng nước sắc, chúng không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày, mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.

Chữa bệnh gút

Đối với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm hàng ngày để đề phòng bệnh tái phát. Khi lên cơn đâu bị sưng tấy lên, nên dùng lá để nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau cấp tính lai. Bên cạnh đó có thể sắc uống nước (như sắc thuốc bắc), hoặc phối hợp với lá bạc hà để ngâm chân vào buổi tối.

Chữa cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, bạn nên dùng một nắm lá tía tô, vỏ 1 quả quýt cùng 3 lát gừng dày, sắc kỹ rồi lấy nước uống, để tăng nhiệt cho cơ thể.

Hoặc bạn cũng có thể lấy một nắm lá tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng, thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa trộn đều ăn cho nóng

Nhung loai chao tri cam lanh rat tot de lam P1

Tẩy tế bào chết, làm đẹp da

Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hoá, làm mềm những vết chai sần trên da. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng cành và lá tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hoà cùng với nước lạnh đến khi độ ẩm vừa phải, dùng thường xuyên tầm 4 lần / tuần,

Với những vùng da có nhiều mụn thịt, mụn cóc, chị em hãy giã nát 1 nắm lá tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc. Sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện phương pháp này liên tục trong khoảng 1 -2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.

Chữa mề đay, mẩn ngứa

Người bị mề đay, mẩn ngứa do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, di ứng thực thẩm… thì có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần ba để xát vào chỗ da bị nổi mẩn thì tình trạng sẽ đỡ hơn rất nhiều. Lưu ý, sau khi xát lá tía tô, khi khô đi cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.

Lá tía tô không nóng

Với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn, và diệt khuẩn cao nên một số người cho rằng, sử dụng nhiều lá tía tô gây nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiều điều này không chính xác, trong tía tô có nhiều chất xo nên giảm đi tính ấm, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *