Phân biệt dầu nền và tinh dầu, cách dùng và cách bảo quản đúng

Mình có một lọ tinh dầu đàn hương nguyên chất, sau khi dùng một thời gian thì mình phát hiện màu mực của những chữ in trên nhãn hiệu bên ngoài đều bị bay màu hết. Bạn có biết tại sao không và bạn có biết cách phân biệt dầu nền và tinh dầu?

Ngược lại, với dầu dừa hay các loại dầu thực vật khác như dầu hướng dương, dầu ô liu thì khả năng làm bay màu mực của nhãn hiệu lại rất kém (ngoại trừ trường hợp để thấm trực tiếp).

Bạn biết đấy, trên thực tế, dầu nền và tinh dầu khác nhau rất nhiều nhưng đa phần đều bị gọi nhầm. Nói đến dầu nền thì ta có thể kể đến dầu dừa, dầu argan, dầu ô liu, dầu jojoba, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân… còn nói đến tinh dầu thì ta có thể kể đến nhiều loại như chanh sả, oải hương, bạc hà, …

Bạn có phân biệt được tinh dầu và dầu nền không? Thật ra, lúc trước mình cũng nhầm lẫn giữa hai loại này. Vậy, hai nhóm này khác nhau như thế nào?

tinh dầu hoa bưởi

Khái niệm tinh dầu

Tinh dầu là một loại chất lỏng chứa các hợp chất bay hơi, được chiết xuất từ thực vật.Nhờ những tính chất trị liệu đặc biệt của nó, tinh dầu còn được ví như viên ngọc của thiên nhiên, là tất cả những tinh túy từ thực vật ở các bộ phận khác nhau như: hạt, quả, thân, lá, rễ, hoa,… và đương nhiên những tinh túy này là các thành phần có mùi thơm, không béo. Chúng được lấy ra bằng những phương pháp đặc biệt tùy vào từng loại tính chất của tinh dầu.

Ví dụ như tinh dầu khuynh diệp được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước bởi vì các thành phần trong tinh dầu này ít bị biến tính bởi nhiệt độ của nồi chưng, hay những loại quý như gỗ trầm hương thì nên sử dụng phương pháp chiết xuất chất lỏng siêu tới hạn CO2 để giữ được các đặc tính dược liệu quý rất dễ bị biến tính bởi nhiệt độ, hoặc những dòng cam quýt thì nên sử dụng phương pháp ép sẽ cho ra hiệu quả tối ưu và ít tốn kém chi phí hơn.

Một đặc điểm nữa của tinh dầu đó là giá thành rất cao. Vì sao lại như vậy? Bởi vì như các bạn biết đấy, chúng mang những đặc tính trị liệu quý báu mà để ra được 01 lít tinh dầu cần khoảng rất nhiều nguyên liệu, tùy theo từng hiệu suất mà bạn sử dụng. Nhưng nhìn chung, khi bạn đã quyết định sử dụng tinh dầu thì bạn nên chấp nhận giá thành của nó. Nếu bạn mua phải loại giá rẻ, rất có thể bạn đã mua nhầm hàng giả, có khi là hương liệu giả tinh dầu hoặc bị pha, hoặc là hàng công nghiệp.

Tinh dầu nguyên chất thường có mùi nồng và mạnh, rất dễ bay hơi

Khái niệm Dầu nền

Dầu nền (Base oil / Carrier oil) thường được chiết xuất từ những hạt quả giàu chất béo, omega 3,… bằng những phương pháp đơn giản như: Ép nóng, ép nghiền, ép lạnh,… Một số dầu nền dùng để chăm sóc da thường gặp như dầu oliu, jojoba, shachi, chùm ngây, nụ tầm xuân,… hay những loại dầu nền có tác dụng cho tóc, mi như: dầu argan, dầu dừa,… Mỗi loại sẽ có những đặc tính khác nhau nhưng nhìn chung đều có thành phần chính là chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Tác dụng chính của dầu nền là dùng trong nấu ăn, cung cấp dinh dưỡng. Ngoài ra còn có công dụng làm đẹp da, đẹp tóc và ngày càng được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm. Dầu nền không bay hơi, khi để ngoài môi trường có thể bị oxi hóa, bị ôi thiu và có hiện tượng trở mùi khét vì có chứa chất béo. Dầu thường ở dạng sánh, màu vàng nhạt đến đậm, có thể được đựng trong chai nhựa.

Bạn có thể sử dụng kết hợp hai loại như một phương pháp làm đẹp hiệu quả nhờ sự kết hợp giữa các đặc tính trị liệu quý báu của tinh dầu và các chất béo, vitamin, khoáng chất có trong dầu nền, giúp thẩm thấu vào da nhanh và tốt hơn.

Độ bay hơi

Tinh dầu và dầu nền đều là chất lỏng nhưng tinh dầu có thể bay hơi còn dầu nền thì không bay hơi. Ví dụ với tinh dầu chanh sả, bạn chỉ cần kề nhẹ mũi là đã ngữi được mùi hương và khi bạn thoa một ít lên tay thì lát sau chúng sẽ bay hơi hết.

Ngược lại, nếu bạn dùng dầu bơ để thoa lên da thì sau một khoảng thời gian, da bạn vẫn nhờn vì chất béo trong dầu bơ không bốc hơi được

Phương thức bảo quản

Trong bảo quản, tinh dầu cần được bảo quản bằng chai lọ thuỷ tinh tối màu ( vì nếu bảo quản bằng chai lọ nhựa, nắp nhựa… hoặc để ánh sáng trực tiếp chiếu vào … thì tinh dầu sẽ bị biến chất hoặc phản ứng với nhựa gây phân huỷ)

Ngược lại , dầu nền có thể đựng trong chai nhựa hoặc chai thuỷ tinh đều được ( như dầu mè, dầu đậu nành, dầu lạc … mà chúng ta hay mua, đều được đựng trong chai nhựa)

Mức độ phản ứng, cách sử dụng

Tinh dầu nguyên chất thường có nồng độ rất cao và có thể gây bỏng rát da nếu dùng nguyên chất trực tiếp . Ví dụ như tinh-dầu đàn hương, nếu thoa trực tiếp lên mặt thì sẽ nóng bừng da mặt, có thể gây lột da đối với da non. Không chỉ thế, hơi của tinh-dầu đàn hương rất mạnh và còn có thể làm phai màu mực của bao bì dù bạn đã đóng kín nắp. Vì vậy, đa phần tinh-dầu đều không thể thoa, ăn hay uống nguyên chất mà cần được pha loãng theo cách thức nhất định. Bạn cũng ko nên để chúng bay vào mắt, miệng, thức ăn…

Ngược lại, dầu nền nhẹ dịu và an toàn nên có thể dùng nguyên chất trực tiếp. Nhìn chung, một số loại dầu nền có thể dùng để ăn (như dầu dừa, dầu hướng dương…) còn một số thì không dùng để ăn (như dầu jojoba)).

Mùi thơm và chất béo

Tinh dầu thường không có chất béo nhưng có mùi thơm và thường được chiết từ lá, rễ, thân, hoa, vỏ cây… (như tinh dầu hoa bưởi, tinh dầu hoa mộc tê được chiết xuất từ hoa; tinh dầu khuynh diệp được chiết xuất từ lá…).

Ngược lại, dầu nền có nhiều chất béo và thường được chiết xuất từ nhân hạt, có thể có hoặc không có hương thơm (nếu có thì hương thơm thường cũng không hấp dẫn như tinh dầu (ví dụ như dầu dừa được làm từ cơm dừa, dầu hướng dương được chiết từ nhân hạt hướng dương…)

Khả năng ôi thiu

Tinh dầu không bị ôi thiu theo thời gian (do các thành phần hương thơm không bị oxy hóa) còn dầu nền thì bị ôi thiu, thay đổi mùi (do chất béo trong dầu nền bị oxi hóa – trường hợp này dễ thấy nhất với dầu dừa, sau một thời gian để trong keo hay thoa lên tóc thì nó sẽ đổi mùi và bắt đầu ôi thiu) 

Công dụng chủ đạo dầu nền và tinh dầu

Tinh dầu thường được dùng trong liệu pháp mùi hương để nâng cao tinh thần, giúp giảm mệt mỏi và dễ ngủ. Ngoài ra, tùy cách thức sử dụng (pha loãng ra) và những đặc tính riêng mà tinh dầu còn được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau (như bệnh về da, giúp giảm đau, điều trị mụn…).

Ngược lại, dầu nền giàu dinh dưỡng nên chủ yếu dùng trong nấu ăn, dưỡng da và tóc (như dầu dừa, dầu argan giúp dưỡng tóc rất tốt) hoặc dùng để pha với tinh dầu (giúp tinh dầu loãng hơn

Nguồn tham khảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *