Giá thể được xem là sự thay thế hoàn hảo cho đất trong phương pháp thuỷ canh. Là nơi tạo điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, là chỗ báo vững chắc cho việc hình thành rễ cây.
Contents
Giá thể là gì
Giá thể là cách gọi chung cho tất cả các hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của rễ cây. Hỗn hợp này được dùng đơn lẽ hoặc trồn nhiều loại lại để tận dụng ưu điểm của từng loại(trường hợp điển hình như lớp trên là xơ dừa cho rễ, lớp dưới là sỏi để rút nước).
Để đáp ứng được các yếu tố cơ bản, giá thể trồng cây cần phải có các tính năng sau :
- Cấu trúc phù hợp với từng loại cây hoặc bộ rễ, giữ cho rễ bám chắc và cây trồng đứng vững
- Đồng thời, chúng cũng phải đảm bảo độ xốp, thông thoáng để thúc đẩy trao đổi oxy cho quá trình hô hấp của rễ.
- Ngoài ra, nó cũng cần có đủ độ ẩm để phân giải chất dinh dưỡng và giúp bộ rễ hút được nước, cùng với đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây phát triển.
Các đặc điểm của giá thể
Một giá thể lí tưởng cho cây trồng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí và những đặc điểm cơ bản sau:
- Có khả năng giữ nước, giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng.
- Có khả năng giữ độ thoáng khí
- Có pH trung tính và khả năng ổn định độ pH.
- Có khả năng tái sử dụng hoặc phân huỷ an toàn cho môi trường.
- Có khả năng tạo ra các lỗ để gieo hạt, trồng cây.
- Giá thể phải nhẹ, rẻ và thông dụng.
- Sạch bệnh, không có nguồn nấm bệnh lây nhiểm( nó đóng vai trò như một hệ thống dẫn nước và dinh dưỡng đến bộ rễ của cây trồng).
Công dụng của giá thể là gì?
Từ xưa, dân gian đã tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp như xơ dừa, tro trấu, rơm ra .. để tử gốc giữ ẩm, chống nắng cho cây con. Đó chính là một trong những công dụng của giá thể. Cũng gần giống như đất trồng, chúng có những công dụng chính như sau :
- Tạo ra môi trường cho rễ cây phát triển ổn định.
- Lưu trử không khí cho cây. Phần xốp thông thoáng để rễ cây có thể trao đổi không khí một cách thuận tiện
- Hấp thụ và dự trữ nước, làm tăng độ ẩm.
- CUng cấp chất dinh dưỡng cho rễ cây.
- Giữ nhiệt, chống khô hạn cho cây.
Tìm hiểu các loại giá thể
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giá thể được sử dụng. Mỗi loại có những ưu nhược điểm riêng, nhưng thường được phân chia thành 2 nhóm chính là giá thể hữu cơ tự nhiên và giá thể nhân tạo. Hãy cùng Mupifarm tìm hiểu thêm về 2 nhóm này nhé.
Nhóm hữu cơ tự nhiên.
- Than bùn
- Than bùn là lớp hữu cơ trên bề mặt của đất, được hình thành do sự phân huỷ không hoàn toàn dư thực vật bị vùi lấp lâu ngày trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục như đầm lầy, núi lửa, đồng hoang, rừng… Chủ yếu từ các thực vật họ dương xỉ, họ thông, họ liễu và họ lúa hay các loài sen, súng, lau sậy … phổ biến ở vùng nhiệt đới.
- Than bùn có khả năng giữ ẩm, lưu trữ chất dinh dưỡng và mật độ phân giải cao.
- Mùn cưa
- Là phế phẩm trong quá trình sản xuất chế biến gỗ. Thành phầm chủ yếu là xenlulozơ dễ phân huỷ. Mùn cưa có độ thoáng khí thấp. Vì vậy khi dùng nên trộn thêm với cát để phân bố đều độ ẩm. Tránh dùng mùn cưa từ các loại gỗ đã ngâm, gỗ tẩm thuốc bảo quản…
- Vỏ cây
- Là giá thể sẵn có xung quang chúng ta, có thể sử dụng vỏ cây tươi, khô hoặc vỏ cây đã ủ đều được. Vỏ cây tươi chứa tanin, giữ ẩm kém nên trong 2-3 tuần đầu tiên cây sinh trưởng kém
- Xơ dừa, mụn dừa
- Là phụ phẩm của quá trình nghiền vỏ dừa. Vỏ dừa sau khi nghiền sẽ cho ra 3 thành phần chính là lõi dừa, xơ dừa và mụn dừa. Sau khi bóc tách, sàng sẩy xơ dừa ta sẽ thu được mụn(chiếm 70% trong xơ).
- Xơ dừa, mụn xơ dừa sau khi được xử lý càng chất chát ( chất Tanin và chát lignin) thuận lợi cho sự phát triển của rễ cây, tăng sự phì nhiêu, tăng hàm lươngj vi sinh vật và tăng dinh dưỡng cho đất trồng.
- Trấu hun
- Hay còn gọi là biocha, than sinh học, than trấu,.. là sản phẩm của quá trình đốt trấu tươi trong điều kiện yếm khí.
- Trấu hun là loại giá thể nhẹ, xốp , mang màu đen của than. Sau khi trải qua quá trình đốt, thành phần còn lại chủ yếu là carbohydrat và kali. Vì thanh phần dinh dưỡng còn lại không quá đa dạng, nên khi sử dụng trấu hun sẽ được phối trộn thêm cùng với đât sạch, mụn dừa, phân trùn quế, đá perlite.
Nhóm nhân tạo
- Cát sỏi
- Là loại giá thể trơ, dễ kiếm, giá rẻ. Dùng cát có độ lớn từ 0.1 – 0.2 mm. Sỏi có độ lớn từ 1 – 5mm. Trước khi dùng, cần rửa sạch, khử trùng, sấy hay phơi khô để tránh nhiễm bệnh cho cây
- Perlite
- Perlite là một loại thuỷ tinh núi lửa tự nhiên. Perlite có thể mở rộng đến 20 lần kích thước ban đầu khi được làm nóng đến điếm nóng chảy của chúng. Perlite có trọng lượng nhẹ và có thể được sử dụng riêng hay trộng chung với các giá thể khác theo tỷ lệ riêng.
- Perlite được dùng làm xốp đất, là thành phần trữ nước, giữ nhiệt độ, làm tăng độ ẩm và góp phầm vào sự trao đổi không khí cho cây một cách thuận lợi so với đất thường. Cung cấp khả năng thoát nước tốt và thoáng khí cho cây trồng. Các bụi từ đá trân châu được biết là gây kích ứng nên phải đeo khẩu trang trước khi xử lý.
- Viên đất nung
- Các viên đất đá được nung ở nhiệt độ 1200 độ , có dạng viên gần tròn và có nhiều kích thước khác nhau tuỳ nhà sản xuất. Các tên gọi khác như sỏi nhẹ leca, đá leca, sỏi nhẹ, đất sét nung…. Thông qua quá trình nung, đất sét nung được làm đầy với bọt khí, giúp nó hoàn hảo trong việc giữ oxy cũng như độ ẩm xung quanh rễ cây. Nó có thể được trộn với đất hoặc sử dụng riêng lẻ.
- Đá bọt Pumice
- Đây là một loại đá núi lửa được hình thành từ dung nham nóng chảy và nguội đi nhanh chóng. Do bị làm nguội đột ngột nên có hình thành có lỗ rỗng, bong bóng trên bề mặt và bên trong của đá. Các lỗ rỗng này chính là nơi lưu trữ không khí, đồng thời cho nước đi qua
- Đất Vermiculite
- Đây là tên của một nhóm khoáng chất dạng bột ngậm nước( nhôm silicat magie). Đá Vermiculite dành cho làm vườn được xử lý bằng nhiệt lớn, giúp chúng mở rộng thành dạng viện hình accordion gồm nhiều lớp tấm mỏng. Chúng không mùi, không độc hại và vô trùng. Thông thường đá Vermiculite rất nhẹ và được trộn chung với đá, đất sạch hay các giá thể khác.
- Vermiculite có tính kiềm, giúp cây hấp thu dễ kaki, canxi và magie cần thiết cho sự phát triển của cây.
- Đất nung Akadama
- Được sản xuất từ đất đỏ nung ở nhiệt độ cao, xử lý kỹ lưỡng. Đất Akadama có hình dạng hạt, khá mềm giúp hấp thụ nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời giúp rễ cây thông thoáng, không bị thiếu oxy, hay úng, thối rễ cây. Đất được dùng để lót đáy chậu hoặc phủ bề mặt cây bonsai để tăng tính thẩm mỹ và cung cấp dinh dưỡng khoáng chất cho bonsai, cây trồng.
Giá thể hữu cơ tổng hợp
Là những chất liệu hữu cơ nhân tạo, có thể kể đến như polystyrene xốp, bột ureaformaldehyt, chất bột có gốc phenol ở dạng hạt.
Tính chất là vật liệu nhẹ, có tính kiềm, giữ nước và không khí tốt, bảo vệ bộ rễ cây.
Một số giá thể phối trộn khác
Hỗn hợp: 1/3 phân chuồng + 1/3 đất cát + 1/3 chất hữu cơ tự hoại, chất khoáng, than bùn + phân supper lân.
Hỗn hợp 40% mùn cưa đã mục + 40% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoại mục + 20% phân vi sinh.
Hỗn hợp : 1/2 đất bột + 1/2 trấu hun + 1 kg phân hữu cơ vi sinh.
Hỗn hợp: 1/3 đất bột + 1/3 trấu hun + 1/3 xơ dừa + 1 kg phân hữu cơ vi sinh.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Mupifarm. Để biết thêm thông tin về việc trồng lan vani bạn có thể inbox qua fanpage Mupifarm