Site icon Mupifarm

Trà hoa cúc chi, công dụng và cách dùng

hoa cúc chi được biết đến là một loài hoa đẹp, thường được dùng trang trí sân vườn, tiểu cảnh hay chưng tết, và còn là một loại dược liệu có rất nhiều công dụng hỗ trợ, điều trị và chăm sóc sức khoẻ.

Mupifarm tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc các công dụng và cách dùng trà hoa Cúc Chi.

Trà hoa cúc chi, công dụng và cách dùng 3

1. Đặc Điểm Của Hoa Cúc Chi

Cúc Chi có tên gọi khác là Kim Cúc, thuộc họ cúc Asteraceae, tên khoa học là Chrysanthemum indicum L. Hoa Cúc Chi có nhụy và cánh vàng nhạt đồng màu, không có sự phân tách rõ ràng giữa nhuỵ và cánh, do cánh nhỏ còn nhuỵ lớn và dầy, kích thước bông khoảng 2cm, nhưng nhuỵ có kích thước lớn khoảng 1.8cm.

Khi nở sẽ đồng thời bung cả cánh và nhụy xoè đều như một khối bán cầu, cây thân bụi dạng thảo mộc. Lá cây chia thành nhiều lá chét có mép hình răng cưa, xếp xen kẽ. Hoa Cúc Chi có mùi hương thơm mát, dịu, thanh khiết. Hương thơm không tỏa ra mạnh nhưng rất đượm.

Theo sự tích của người dân Nghĩa Trai, thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên kể lại rằng hoa Cúc Chi được trồng để dâng lên vua chúa làm dược liệu nên Cúc Chi có tên gọi là cúc Tiến Vua.

Trong y học phương Đông, hoa Cúc Chi được dùng làm dược liệu an thần, bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường. Hoa Cúc Chi nở vào đúng mùa thu đông từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Những bông cúc chi làm trà là bông vừa mới hé nở, chưa nở bung nhằm giữ trọn vẹn dược tính và hương vị tốt nhất của hoa. Khi pha trà hoa Cúc Chi, nước trà có hương thơm nhẹ nhàng, tinh tế và hương vị ấm áp, dễ chịu.

2. Tác Dụng Của Hoa Cúc Chi

3. Một Số Bài Thuốc Sử Dụng Hoa Cúc Chi

4. Lưu ý khi sử dụng dược liệu hoa cúc chi

Hoa Cúc Chi là một loại dược liệu tốt có rất nhiều công dụng. Bên cạnh đó khi sử dụng chúng ta vẫn cần lưu ý sau:

Exit mobile version