Site icon Mupifarm

Mật Dừa Nước Được Làm Từ Đâu? Tại Sao Dùng Được Cho Người Tiểu Đường

Từng giọt mật tiết ra từ dừa nước mang vị ngọt thanh khiết, hương thơm dịu dàng, Mật Dừa Nước là sản phẩm giàu dinh dưỡng, nổi bật với khả năng cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng, rất thích hợp cho người làm công việc thường xuyên vận động, vậy bạn có biết Mật Dừa Nước Được Làm Từ Đâu? Tại Sao Dùng Được Cho Người Tiểu Đường đừng bỏ qua bài viết này nha.

1. Mật Dừa Nước được làm từ đâu?

Mật dừa nước là dòng nhựa tiết ra ở vết cắt đầu cuống Dừa Nước sau khi thu hoạch buồng quả. Mật Dừa Nước chỉ có thể tiết ra khi Cuống Dừa Nước được áp dụng các kỹ thuật khai thác Mật. Đây là dịch lỏng chứa hàm lượng đường cao, nhiều khoáng chất và giàu hợp chất có lợi cho sức khỏe.

Ở các quốc gia Đông Nam Á, nơi có điều kiện thích hợp để cây Dừa Nước sinh sống và phát triển mạnh, khai thác Mật Dừa Nước là công việc đã xuất hiện hàng trăm năm trước. Kỹ thuật khai thác Mật Dừa Nước cũng vô cùng đặc biệt và đặc trưng tại mỗi địa phương.

Người nông dân phải “chăm sóc” Cuống Dừa Nước bằng các tác động vật lý vào bên ngoài cuống (tapping) trước khi thu được những giọt Mật đầu tiên. Một Cuống Dừa Nước trung bình sẽ tiết ra được khoảng 0,7 Lít Mật Dừa Nước trong một ngày và người khai thác có thể thu hoạch được liên tục trong vòng một tháng, trước khi Cuống Dừa Nước bị khô lại.

Mật dừa nước là một nguồn nguyên liệu giàu đường, rất phù hợp để chế biến các loại thức uống, rượu và giấm. Mật để lên men trong khoảng 6 – 8 giờ là loại đồ uống có cồn phổ biến ở nhiều quốc gia, được gọi là “tuba” ở Philippines hay “arak” ở Indonesia. Tuba có vị ngọt, màu trắng đục và độ cồn khoảng 2 – 4%. Tại Philippine, giấm từ Mật dừa nước có màu trắng đục cùng mùi thơm đặc trưng, vị ít chua hơn so với giấm từ dừa cạn. Đường Dừa Nước cũng được sản xuất tại Malaysia với sản lượng có thể đạt là 20,3 tấn/ha/năm.

2. Quy trình khai thác và chế biến Mật Dừa Nước

Kỹ thuật khai thác mật dừa còn rất mới lạ tại khu vực Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Rất ít người biết rằng, Mật Dừa Nước cũng có thể tiết ra Mật tương tự như Thốt Nốt. Đội ngũ của VietNipa đã nghiên cứu và áp dụng thành công mô hình khai thác chế biến Mật Dừa Nước ở rừng Dừa Nước tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.

Đầu tiên, các cuống Dừa Nước phải được tuyển chọn kĩ lương trước khi áp dụng các kỹ thuật khai thác. Cuống Dừa Nước được chọn phải thuộc cây Dừa Nước hơn 5 năm tuổi; cuống phải to, dài; buồng quả không quá non để có thể tiết ra được dòng Mật chất lượng.

Tiếp đến, công đoạn cần nhiều công sức và kinh nghiệm nhất là chăm sóc Cuống Dừa Nước. Gõ nhẹ cuống bằng thanh gỗ được quấn vải, lực tác động vừa đủ để Mật có thể chảy ra liên tục mà không làm gãy cuống. Sau khoảng 1 tháng chăm sóc, mật bắt đầu tiết ra liên tục và được thu hoạch hằng ngày, chuyển về nhà máy chế biến.

3. Thành phần dinh dưỡng của Mật Dừa Nước

4. Tại sao Mật Dừa Nước dùng được cho người tiểu đường 

Nhìn vào bảng bên dưới chúng ta biết rằng khi bị tiểu đường chỉ nên ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI dưới 55

Vì vậy Mật Dừa Nước với chỉ số đường huyết GI-16,69 cực kỳ an toàn cho người tiểu đường type 2

Với vị trí sinh sống tự nhiên tại Rừng ngập mặn Cần Giờ, Mật Dừa Nước khai thác được rất giàu Natri, Kali, Magie, Canxi,… Đặc biệt, hàm lượng Kali trong một khẩu phần Mật Dừa Nước Cô đặc 25g là 318 mg, chiếm 7% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày. Sử dụng một ly Mật Dừa Nước cô đặc pha loãng giúp cung cấp một lượng Kali ổn định cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng điện giải, tránh nguy cơ đột quỵ và điều hòa huyết áp.

Exit mobile version