Site icon Mupifarm

Khổ qua rừng: Khả năng trị bệnh tuyệt vời và Tác hại cần tránh

Khổ qua là nguồn thực phẩm quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trái khổ qua phổ biến với 2 loại khổ qua rừng và khổ qua thường. Tuy nhiên nếu như bạn còn chưa biết cách phân biệt hai loại này thì hãy tham khảo những thông tin chia sẻ từ bài viết dưới đây nhé!

Khổ qua rừng và khổ qua thường đều có những lợi ích và công dụng khác nhau từ việc ăn uống đến chữa bệnh, để sử dụng đúng mục đích thì bạn nhất định phải biết cách phân biệt hai loại quả này. Bài viết sau đây nhằm giúp các bạn phân biệt được các loại khổ qua từ đó mua được nguyên liệu đúng ý nhất.


Khổ qua rừng là gì?

Khổ qua rừng là loại cây thuộc họ bầu bí, thân dây leo mọc hoang dại ở sườn đồi, núi. Cây khổ qua rừng có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới như: Trung Quốc, Đông Phi, Ấn Độ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và cả Việt Nam.

Đặc điểm: Khổ qua rừng có quả rất nhỏ chỉ cỡ đầu ngón tay hoặc to nhất bằng ngón chân cái người lớn, vỏ có màu xanh thẫm còn khi quả chín có màu vàng , quả hơi tròn và có nhiều gai nhỏ, nhọn

Hương vị: Trái khổ qua rừng có vị đắng đặc trưng, đắng hơn hẳn so với trái khổ qua thường, mùi vị cũng rất thơm ngon.


Lợi ích của khổ qua: Khổ qua nói chung hay mướp đắng rừng nói riêng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, gồm: các  vitamin A, C,E,B6, canxi, sắt, magie chất xơ, chất béo không no, protein… và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:

Dùng làm vị thuốc quý: Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm các cơn ho…

Giảm cao huyết áp: Thành phần charantin có trong khổ qua rừng giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Khổ qua rừng chứa các hoạt chất như Charantin và Polypeptide-P, có tác dụng tương tự insulin, giúp điều chỉnh đường huyết. Điều này làm cho khổ qua rừng trở thành một dược liệu quan trọng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2.

Điều trị rôm sảy ở trẻ em: Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, trái mướp đắng rừng đem nấu nước tắm sẽ giúp giảm tình trạng rôm sảy ở trẻ em.

Giúp hỗ trợ chữa bệnh Gout: Khổ qua rừng có tác dụng làm giảm lượng axit uric gây gout, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout.

Giúp giảm cân: Trái khổ qua rừng với hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ cao giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn. Ngoài ra nó còn thúc đẩy quá trình đốt cháy calo của cơ thể hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả. Đồng thời nhờ khả năng giảm lượng đường trong máu và điều hòa lipid, khổ qua rừng có tác dụng hỗ trợ giảm cân tự nhiên, đặc biệt hiệu quả trong việc kiểm soát lượng mỡ thừa.

Chống oxy hóa và bảo vệ tế bào: Khổ qua rừng giàu Vitamin C và Flavonoid, có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào và làm chậm quá trình lão hóa.

Tăng cường miễn dịch: Các nghiên cứu cho thấy khổ qua rừng có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Tác dụng chống ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất có trong khổ qua rừng có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là các loại ung thư vú, ung thư tuyến tụy và ung thư đại trực tràng.

Chống viêm và kháng khuẩn: Khổ qua rừng có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây bệnh, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và nhiễm trùng ngoài da.

Trong y học cổ truyền, khổ qua rừng có tính hàn, vị rất đắng, quy vào các kinh Tâm, Can, Tỳ Phế và có các công dụng như sau:

Thanh nhiệt, giải độc: Khổ qua rừng có tính mát mạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đặc biệt hữu ích trong các bệnh do nhiệt độc gây ra như viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, phát ban.

Lợi tiểu, thông tiện: Khổ qua rừng giúp lợi tiểu, thông tiện, hỗ trợ trong các bệnh lý liên quan đến tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng táo bón.

Kiện tỳ, ích vị, tiêu thực: Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, kích thích cảm giác thèm ăn.

Trừ tà hỏa, an thần: Giảm căng thẳng, an định tinh thần, giúp giấc ngủ tốt hơn, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp bị mất ngủ do nhiệt tà quấy rối.

Minh mục: Giúp sáng mắt, hỗ trợ các bệnh về mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ do nhiệt độc

Bên cạnh đó khổ qua rừng còn được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như: rối loạn dạ dày – ruột, viêm đại tràng, táo bón, cao huyết áp, sỏi thận, sốt, bệnh gan, thanh nhiệt, giải độc, dùng để chế biến món ăn…

Chế biến: Khổ qua rừng có thể chế biến thành nhiều món ngon như: khổ qua rừng luộc chấm kho quẹt, xào thịt bò, xào trứng, kho tiêu, nhồi thịt, bào mỏng để nhúng lẩu…

Thành phần hoạt chất của khổ qua rừng

Khổ qua rừng còn có tên gọi khác là quả mướp đắng rừng. Đây là một loại quả ăn được, thuộc họ bầu bí. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần hoạt chất chính của khổ qua rừng gồm charantin, momocdixin, ancaloit, peptide và một số vitamin khác.

Bên cạnh đó, loại quả này còn có các thành phần khác như chất béo, chất xơ và các loại khoáng chất.

Cách sử dụng khổ qua rừng

Sắc uống

Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, giảm đường huyết và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da.

Nấu canh hoặc làm món ăn

Khổ qua rừng có thể được chế biến thành các món ăn, giúp tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể.

Bột khổ qua rừng

Sau khi được phơi khô, khổ qua rừng có thể được nghiền thành bột và sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường sức khỏe.

Các đối tượng nên dùng khổ qua rừng

Phương pháp trị bệnh bằng cây khổ qua rừng đặc biệt tốt với những đối tượng sau đây:

Những người có huyết áp không ổn định.

Những người đang bị ung thư, ung bướu.

Những người bị rôm sảy, mụn nhọt.

Những người bị táo bón lâu ngày.

Những người có các độc tố trong cơ thể, dẫn đến suy gan, suy thận.

Lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng

Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng khổ qua rừng.Bởi khổ qua rừng có thể gây ra những tác hại như kích thích sẩy thai, đồng thời gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sữa mẹ và trẻ sơ sinh.

Phụ nữ sau sinh cũng không nên sử dụng loại quả này. Bởi lúc này, cơ thể phụ nữ sau sinh vô cùng nhạy cảm, mướp đắng rừng lại có thể gây ra các triệu chứng như đau thắt bụng, nhức đầu, hôn mê đối với những người nhạy cảm.

Đối với những người có hệ tiêu hóa yếu, sử dụng khổ qua có thể dẫn đến các căn bệnh về dạ dày, tiêu chảy,…

Những người thường xuyên hạ huyết áp, hạ đường huyết cũng không nên ăn quá nhiều khổ qua, tránh dẫn đến các hiện tượng như huyết áp thấp, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là hôn mê.

Khi muốn chữa bệnh bằng khổ qua rừng, bạn cần kiên trì vì bài thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh hoặc chậm tùy vào cơ địa của mỗi người.

Khi muốn sử dụng cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ.

Bài thuốc trị bệnh từ khổ qua rừng

Theo Tạp Chí Đông Y, khổ qua rừng vừa có thể nấu thành các món ăn ngon, vừa có thể làm trà hoặc sắc thành nước uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

Các món ngon từ khổ qua rừng

Canh khổ qua rừng thịt bò

Đây là món ăn ngon từ khổ qua rừng mà bạn có thêm vào thực đơn của gia đình mình. Không chỉ khiến bữa cơm thêm phần hấp dẫn, món ăn này còn vô cùng thanh mát và bổ dưỡng.

Khổ qua rừng xào thịt heo

Đây cũng là một gợi ý hay cho bữa cơm hằng ngày của gia đình bạn. Vị ngọt mềm của thịt kết hợp cùng vị đắng đắng của mướp đắng rừng, tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà khi thưởng thức. Đây cũng là món ăn giàu dinh dưỡng và phù hợp với những người đang bị bệnh tiểu đường nữa đó.

Mướp đắng rừng ngâm chua ngọt

Đây cũng là một món ăn ngon miệng và rất dễ thực hiện. Bạn có thể ăn kèm mướp đắng rừng ngâm chua ngọt cùng các món như cá kho, thịt kho, trộn cùng salad để khiến món ăn thêm thơm ngon, đậm đà.

Exit mobile version