Site icon Mupifarm

Cỏ xạ hương (Thyme) là gì? Công dụng và cách sử dụng cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương đã được sử dụng như một loại gia vị ưa thích bởi mùi hương nhẹ tại các nước châu Âu. Là một loại thảo mộc được dùng làm gia vị trong nấu ăn và chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, những công dụng của cỏ xạ hương đối với sức khỏe không phải ai cũng biết.

Ngày nay, bằng các phương pháp phân lập, chiết xuất và nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra các bằng chứng khoa học chứng minh rằng cỏ xạ hương có những công dụng hữu ích, bài viết dưới đây Mupifarm sẽ phân tích, chỉ rõ ra giúp bạn có thêm những thông tin về loài cây này.

Cỏ xạ hương (Thyme) là gì?

Cỏ xạ hương (Thyme) là gì? Công dụng và cách sử dụng cỏ xạ hương 3

Theo wikipedia Cỏ xạ hương (Thyme) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, được sử dụng rộng rãi trong chế biến ẩm thực, dược liệu và trang trí. Chúng thuộc Chi Cỏ xạ hương (Bách lý hương) và là loài phổ biến nhất trong chi này.

Cỏ xạ hương hay còn gọi là Thyme ở châu Âu là loại cây bụi, có tên khoa học là Thymus vulgaris, thuộc họ Bạc Hà. Cỏ Xạ Hương là loại thảo dược đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, có xuất xứ từ phía Tây Địa Trung Hải đến miền Nam Italia nhưng hiện nay đã di thực khắp nơi trên thế giới, được đưa vào làm chế phẩm trị viêm đường hô hấp, nhất là trên đối tượng trẻ em. Tại Việt Nam cây được trồng chính tại Đà Lạt và Sa Pa.

Thành phần cỏ xạ hương gồm 3 thành phần quan trọng là Thymol, Carvacrol và Eugenol. Trong đó Thymol nổi tiếng hơn cả vì nó được sử dụng trong nước súc miệng Listerine vì tính chất kháng khuẩn và chống nấm mạnh

 Công dụng của cỏ xạ hương

Giảm ho và đau họng

Cỏ xạ hương hay còn gọi là thyme có công dụng hữu ích đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Tinh dầu cỏ xạ hương thường được dùng để trị ho thông thường. Theo một nghiên cứu, cỏ xạ hương kết hợp với lá thường xuân giúp ngăn ngừa đau họng và các triệu chứng khác của viêm phế quản cấp. Nếu lần sau bạn bị ho hay đau họng, hãy dùng thử chúng để điều trị nhé.

Cỏ xạ hương (Thyme) là gì? Công dụng và cách sử dụng cỏ xạ hương 4

Hạ huyết áp và cholesterol

Chiết xuất từ cỏ xạ hương có khả năng giúp giảm nhịp tim khi bị huyết áp cao cũng như làm giảm mức cholesterol có trong máu. Tuy nhiên, bạn cần chú ý hãy hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp trước khi dùng loại thảo dược này để điều trị huyết áp cao để nhanh chóng đạt hiệu quả nhé.

Tăng cường hệ miễn dịch

Cơ thể cần được bổ sung nhiều vitamin mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch. Trong xạ hương có chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A, vì vậy sẽ giúp bạn vượt qua cơn cảm lạnh. Bên cạnh đó, sử dụng cỏ xạ hương còn có tác dụng cung cấp nhiều dưỡng chất khác như: Đồng, chất xơ, sắt và mangan đây là những chất rất tốt cho sức khỏe.

Xua đuổi côn trùng trong nhà

Thành phần thymol trong cỏ xạ hương thường có trong các loại thuốc trừ sâu, được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và virus, cũng như chuột và các động vật gây hại khác. Theo một nghiên cứu, chiết xuất cỏ xạ hương có thể xua đuổi muỗi.

Vì vậy, để muỗi không bay vào nhà, bạn có thể trồng cỏ xạ hương ngoài vườn, đồng thời sử dụng tinh dầu thảo dược này trong nhà. Tinh dầu cỏ xạ hương thường dùng cho mục đích điều trị bằng hương thơm vì nó có chứa hoạt chất carvacrol.

Giúp cải thiện tâm trạng

Carvacrol có trong xạ hương khả năng kích thích hormone hạnh phúc của não. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên sử dụng cỏ xạ hương, bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc và lạc quan.

3 Cách sử dụng cỏ xạ hương

Để tối ưu những công dụng kể trên xạ hương có thể được bào chế bằng những cách thức sau:

Trà: Dùng 1 muỗng cà phê lá xạ hương khô hoặc 2 muỗng cà phê lá xạ hương tươi hãm trong phích nhỏ 300ml. Sau đó đổ ra cốc, có thể cho thêm mật ong sẽ dễ uống hơn, ngon hơn. Khi ho nhiều có thể dùng ngày uống 3 lần, mỗi lần 100ml.

Thuốc sắc hoặc chế phẩm chiết xuất từ xạ hương: Thường được kết hợp với các loại thảo dược khác để điều trị các bệnh về hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…). Cách thức sử dụng cụ thể tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tạo mùi thơm giúp thư giãn tinh thần: Dùng đèn xông tinh dầu, cho nước vào bề mặt đĩa xông của đèn, nhỏ 5 – 7 giọt tinh dầu xạ hương, bật đèn để mùi hương lan tỏa trong phòng. Hoặc rang muối nóng già, đặt lên muối vừa rang 2 – 3 cành cỏ xạ hương tươi. Tuy nhiên, cũng giống như các loại tinh dầu khác, tinh dầu xạ hương cũng được khuyến cáo không nên sử dụng liều cao hoặc sử dụng trong thời gian dài.

Nguồn: Tạp chí Sức khỏe và đời sống

Exit mobile version