Site icon Mupifarm

9 tác dụng của cây hương nhu với sức khỏe bạn nên biết

Cây hương nhu là loài dược liệu được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe như chống viêm, kháng khuẩn, giảm cholesterol, kiểm soát đường huyết, cải thiện giấc ngủ,… Hãy cùng tìm hiểu về cây hương nhu và tác dụng của cây hương nhu qua bài viết của Mupifarm dưới đây nhé.

Cây hương nhu là gì?

Hương nhu (Ocimum sanctum) là một loại cây có mùi thơm thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây hương nhu có nguồn gốc từ miền Trung bắc Ấn Độ, là một loại cây bụi mọc thẳng, chiều cao từ 30 – 75 cm.

Thân cây hương nhu có lông, lá hình trứng, thuôn, đầu tù hoặc nhọn. Các lá có răng cưa, mọc đối, thẳng và dài tới 5 cm. Hương nhu có hoa nhỏ, màu tím, mọc thành chùm dài và xếp thành vòng xoắn gần nhau.

Trong hệ thống Y học cổ truyền, hương nhu có thể được dùng làm thuốc với các bộ phận khác nhau như lá, thân, hoa, rễ, hạt và thậm chí toàn bộ cây.

Thành phần hóa học của cây hương nhu chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau:

Các tác dụng của cây hương nhu với sức khỏe

Giảm căng thẳng và lo lắng

Hương nhu với khả năng thư giãn và xoa dịu tâm trí, có thể hỗ trợ chống lo âu và trầm cảm, tương đương với tác dụng của diazepam và thuốc chống trầm cảm.

Một nghiên cứu khác năm 2008 cho thấy sử dụng hương nhu làm giảm các rối loạn lo âu cũng như stress và trầm cảm. Từ đó, có thể nhận định rằng hương nhu có thể hữu ích và hứa hẹn trong điều trị giảm căng thẳng, lo lắng.

Nghiên cứu khác cho thấy những người dùng 500mg chiết xuất hương nhu mỗi ngày sẽ cảm thấy giảm bớt tình trạng lo lắng, căng thẳng và trầm cảm hơn. Từ đó, giúp mọi người cảm thấy hòa đồng, thư giãn hơn.

Chống nhiễm trùng

Hương nhu có hoạt tính chống vi khuẩn, vi-rút và nấm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiễm trùng. Các nghiên cứu đã nhận định rằng hương nhu có thể giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da và vết thương, sốt thương hàn, bệnh tả, viêm phổi ….

Kiểm soát lượng đường trong máu

Một nghiên cứu năm 2004 cho rằng sử dụng chiết xuất hương nhu có tác dụng giảm 26,4% đường huyết sau 30 ngày và ngăn ngừa sự gia tăng glucose huyết tương ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Từ đó, hương nhu được cho là có thể điều trị đái tháo đường theo y học cổ truyền.

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 cho thấy sự cải thiện lớn về cả lượng đường trong máu và mức HbA1c khi dùng 300mg chiết xuất lá hương nhu cùng với thuốc trị đái tháo đường glibenclamide so với chỉ điều trị bằng thuốc.

Thêm một nghiên cứu khác nhận thấy, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ 2g bột lá hương nhu có thể cải thiện về lượng đường trong máu chỉ sau 2 tuần.

Giảm cholesterol trong máu

Nghiên cứu trên động vật cho thấy sau khi tiêu thụ lá hương nhu, lượng cholesterol “xấu” (LDL-cholesterol) thấp hơn và lượng cholesterol “tốt” (HDL-cholesterol) có xu hướng cao hơn.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy eugenol trong tinh dầu hương nhu làm giảm mức cholesterol trong thận, gan hoặc tim do căng thẳng gây ra.

Chống viêm

Hàm lượng eugenol và axit linoleic trong hương nhu cho thấy khả năng chống viêm ở mô hình viêm cấp tính và mãn tính trên động vật.

Đồng thời, hương nhu còn ức chế cyclooxygenase và lipoxygenase trong con đường chuyển hóa axit arachidonic, hạn chế thúc đẩy quá trình viêm. Từ đó cho phép hương nhu phát huy tác dụng chống viêm tương đương với các thuốc chống viêm không steroid như naproxen, ibuprofen, diclofenac,..

Bảo vệ dạ dày

Cây hương nhu có thể làm tăng khả năng bảo vệ dạ dày, chống lại tác động của các vết loét bằng cách:

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy uống 200mg/kg chiết xuất hương nhu có thể làm giảm số lượng và chỉ số vết loét, bảo vệ cơ thể khỏi các vết loét dạ dày ở 66,67% động vật.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy sử dụng chiết xuất từ cây hương nhu trong 8 tuần gồm 100 người tham gia có thể làm giảm căng thẳng, đồng thời cải thiện về chất lượng giấc ngủ.

Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ trong nghiên cứu được đo bằng máy theo dõi giấc ngủ đeo ở cổ tay nên cần phải nghiên cứu sâu hơn để chứng minh những phát hiện liên quan đến giấc ngủ

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Vi khuẩn trong khoang miệng phát triển có thể dẫn đến sâu răng, mảng bám, cao răng và gây ra tình trạng hôi miệng. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chiết xuất lá hương nhu thường được bổ sung vào các sản phẩm chăm sóc và điều trị vấn đề răng miệng nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng.

Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng có chứa chiết xuất hương nhu giúp cải thiện tình trạng mảng bám men răng, đồng thời giảm nguy cơ viêm nướu và hỗ trợ điều trị viêm họng.

Cải thiện thị lực

Cây hương nhu rất giàu vitamin A cần thiết cho sức khỏe mắt, hạn chế các bệnh viêm mắt: cận thị, viễn thị, hoặc quáng gà.

Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, phụ nữ không nên dùng nhiều và lâu dài hương nhu vì vitamin A có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thai nhi, thậm chí gây dị tật bẩm sinh.


Cách bổ sung hương nhu đúng cách an toàn và hiệu quả

Các chất bổ sung chiết xuất cây hương nhu thường được bào chế ở dạng thuốc viên nén hoặc viên nang với liều lượng từ 300 – 2.000 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, khi được sử dụng như một phương pháp điều trị, liều hương nhu được khuyến cáo là 600 – 1.800mg, có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Tất cả các bộ phận của cây hương nhu đều có thể được sử dụng dưới dạng thuốc bổ sung và thuốc mỡ bôi tại chỗ:


Hướng dẫn cách sử dụng cây hương nhu

Trà

Để pha trà hương nhu, bạn có thể thêm nước nóng vào lá khô. Sau đó, để ủ trong 1 – 2 phút và sử dụng.

Ngoài ra, bạn có thể trồng cây hương nhu trong nhà mang lại lợi ích về mặt tinh thần, đồng thời xua đuổi côn trùng, ruồi và muỗi.

Tinh dầu

Tinh dầu hương nhu có thể được sử dụng trong máy khuếch tán hoặc nến. Ngoài ra, nhiều người có thể dùng tinh dầu từ cây hương nhu bằng đường uống hoặc sử dụng ngoài da như trên tóc, các bộ phận bên ngoài khác của cơ thể.

Thực phẩm bổ sung

Cây hương nhu có thể bào chế ở dạng viên nang hoặc viên nén trong các thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, cách sử dụng và liều lượng sử dụng cần cân nhắc và tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn của nhà sản xuất.

Sử dụng cây hương nhu quá nhiều có tốt không?

Có rất ít thông tin về độc tính và quá liều khi sử dụng hương nhu. Tuy nhiên, một số báo cáo nhận thấy những tác động tiêu cực đến số lượng tinh trùng và hormone giới tính ở thỏ đực khi dùng lá hương nhu liều cao 2 gram trong 30 ngày.

Do đó, nếu bạn đang xuất hiện các triệu chứng đe dọa tính mạng khi sử dụng hương nhu như khó thở,  tiêu chảy, phát ban,… hãy liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các tác dụng phụ thường gặp của cây hương nhu

Một đánh giá năm 2017 về cây hương nhu báo cáo rằng không tìm thấy dấu hiệu nào về tác dụng phụ khi dùng loại thảo mộc này.

Tuy nhiên, một đánh giá năm 2020 lại cho thấy rằng dùng quá nhiều hương nhu có thể gây ra những tác dụng phụ sau:


Một số bài thuốc có sử dụng hương nhu

Bài thuốc trị tiêu chảy, đau bụng

Đem sắc 12g lá hương nhu, 9g mộc qua, 12g lá tía tô cùng 3 chén nước đến khi còn khoảng 1/3 lượng nước ban đầu. Lọc bỏ bã lấy nước uống 2 lần/ ngày, ngay sau khi ăn sáng và ăn trưa hoặc chiều để tăng hiệu quả điều trị tiêu chảy, đau bụng.

Bài thuốc chữa hạ sốt, đau đầu

Để chữa hạ sốt, đau đầu, bạn chuẩn bị 1 nắm lá hương nhu tươi đã rửa sạch. Sau đó, đem nghiền nhuyễn và lọc bã lấy nước cốt. Pha thêm một chút nước ấm với phần nước cốt rồi uống. Phần bã có thể dùng để chườm trán và thái dương giúp hạ sốt.

Bài thuốc chữa cảm lạnh

Để chữa cảm lạnh, bạn cần chuẩn bị 500g hương nhu tươi và 200g đậu ván trắng sao vàng, 200g hậu phác tẩm gừng rồi nướng. Sau đó, bạn đem tất cả các dược liệu tán thành bột mịn và trộn đều. Mỗi lần dùng khoảng 10g pha với nước ấm, uống ngày 2 lần, liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.


Cây hương nhu có phải là cây húng quế không

Cây hương nhu và cây húng quế đều là thực vật thân thảo hình vuông, sinh trưởng trong vùng có khí hậu ấm áp và có hương thơm nồng ấm tương tự nhau. Tuy nhiên, hương nhu và húng quế khác nhau về ngoại hình và các đặc điểm như:

Do đó, cây hương nhu không phải là cây húng quế mà chỉ là một loài thân cận có nhiều đặc điểm bên ngoài giống nhau.

Lưu ý khi sử dụng hương nhu

Mặc dù có nguồn gốc tự nhiên nhưng hương nhu lại có đặc tính chữa bệnh. Do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này trong các trường hợp sau:

Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp hương nhu hoặc bất kỳ thực phẩm bổ sung nào chứa hương nhu vào chế độ ăn uống của mình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cây hương nhu, công dụng đối với sức khỏe cũng như các bài thuốc có thể sử dụng hương nhu. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Exit mobile version